Tổng số lượt xem trang

Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 24 tháng 2, 2014

Trận hải chiến Gạc Ma và chuyến đi xuyên Việt

Copy từ FB Osin
Trận hải chiến Gạc Ma diễn ra vào ngày 14-3-1988, nhằm ngày 27 tháng Giêng năm Mậu Thìn. Gần hai tuần trước ngày giỗ đồng đội, cựu binh Lê Hữu Thảo - người hùng may mắn của Gạc Ma - đã cùng chúng tôi đi chặng thứ nhất của chuyến xuyên Việt tưởng nhớ những người lính đã dũng cảm hy sinh 26 năm trước




Lê Hữu Thảo thắp nhang cho liệt sỹ Nguyễn Thanh Hải, xã Chính Mỹ, Thủy Nguyên, Hải Phòng ngày 22-2-2014.





Lá thư cuối cùng đề ngày 6-3-1988 của liệt sỹ Nguyễn Văn Phương (sinh ngày 5-8-1968, Đông Hưng, Thái Bình), ngày những chiến sỹ Hải Quân nhận lệnh vào Cam Ranh để chuẩn bị hành quân ra Gạc Ma.


Hai tuần sau trận hải chiến Gạc Ma, vụ việc bắt đầu được công khai, Chuẩn đô đốc Nguyễn Dưỡng thay mặt Bộ tư lệnh Hải quân gửi thư tới gia đình các quân nhân, thư viết: "Ngày 14-3-1988, Trung Quốc đã cho nhiều tàu chiến có trang bị đại bác cỡ lớn và tên lửa khiêu khích, bắn cháy và bắn chìm 3 tàu vận tải 604, 605, 505 không có vũ trang của ta ở khu vực Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao thuộc cụm đảo Sinh Tồn, quần đảo Trường Sa. Bằng những vũ khí tự vệ, cán bộ chiến sỹ ta trên các tàu đã anh dũng chiến đấu, kiên quyết bảo vệ chủ quyền... bất chấp hiểm nguy, hy sinh, không kể gian khổ vất vả, ngày đêm bằng mọi biện pháp tìm kiếm, cấp cứu đồng chí mình bị nạn... nhưng đến nay vẫn còn 74 đồng chí mất tích" (Đây có thể là con số ban đầu, con số được ghi nhận cho tới nay là 73: 64 trường hợp hy sinh; 9 trường hợp bị Trung Quốc bắt làm tù binh).


Sau khi Trung Quốc cho biết tên tuổi 9 người bị họ bắt giữ, ngày 22-5-1989, Vùng 4 Hải quân gửi thư chia buồn tới gia đình những người lính được xác định là hy sinh trong trận hải chiến Gạc Ma.


Cùng ngày, 22-5-1989, các gia đình liệt sỹ nhận được giấy báo tử


Công trạng của những người lính chiến đấu trong trận hải chiến Gạc Ma được ghi nhận vào tháng 12-1988.



Ngày 13-4 -1990, họ chính thức được "tổ quốc ghi công".



Hơn 20 năm sau, trong những nỗ lực phải chấp nhận cả sự hy sinh, các người nhái của Hải quân Việt Nam lấy về được 6 bộ hài cốt. Láng giềng "tốt" của Hà Nội vẫn ngăn cản chúng ta đưa hài cốt của những người lính trở về (Lê Hữu Thảo bên mộ Đậu Xuân Tư - người mà chút ít xương cốt may mắn được trở về cố hương, Nghi Yên, Nghi Lộc, Nghệ An)


Lê Hữu Thảo cùng một người may mắn khác trên tàu 604 - chiến sỹ hải đồ Phạm Xuân Trường, Hương Sơn, Hà Tĩnh (ảnh chụp trong sân nhà Phạm Xuân Trường ngày 18-2-2014).


Liệt sỹ Đào Kim Cương, Vượng Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh 


Lê Hữu Thảo trò chuyện với bà Hà Thị Liên, sinh 1931, mẹ liệt sỹ Đào Kim Cương.


Bà Nguyễn Thị Nhơn, 83 tuổi, mẹ liệt sỹ Đào Xuân Tư (Nghi Lộc, Nghệ An). Ảnh chụp sáng 23-2-2014.


Năm 2010, bà Nhơn được Vietsopetro cho 50 triệu, gia đình vay mượn thêm 45 triệu cất được ngôi nhà này.


Bà Lưu Thị Mỹ, sinh 1934, mẹ liệt sỹ Hồ Văn Nuôi.


Y sĩ, liệt sỹ Phan Huy Sơn, Diễn Nguyên, Diễn Châu, Nghệ An.


Chị Trần Thị Ninh, vợ liệt sỹ Phan Huy Sơn. .


Liệt sỹ Phan Huy Sơn hy sinh khi chị Ninh còn mang thai đứa con gái thứ hai, trong khi con trai đầu, sinh 1984, bị bại não bẩm sinh, cho đến giờ chị vẫn phải xay thức ăn đổ vào miệng cho cháu.


Vợ liệt sỹ Hồ Công Đệ (Hải Thượng, Tĩnh Gia, Thanh Hóa), chị Cao Thị Bình (sinh 1958) - vốn là một cựu binh - đã phải vào Vũng Tàu làm "osin" suốt 8 năm để nuôi 3 con ăn học.


Liệt sỹ Cao Xuân Minh, Hoằng Quang, Hoằng Hóa, Thanh Hóa.


... và bố là ông Cao Xuân Điều, sinh 1937, trung đoàn phó tham mưu trưởng E 733, Quân Khu V. Ông Điều có 24 năm ở chiến trường, ông trở về từ Campuchia năm 1985, 3 năm trước khi con trai Cao Xuân Minh của ông hy sinh.


Liệt sĩ Lê Đình Thơ, sinh 1957, Hoằng Minh, Hoằng Hóa, Thanh Hóa.

 Lê Thị Thủy, sinh 5-3-1987, con gái liệt sỹ Lê Đình Thơ. Thủy được một tuổi thì bố mất, 9 tháng sau thì mẹ cũng mất vì bệnh (20-12-1988)


Lê Hữu Thảo và bà Lê Thị Lương, mẹ liệt sỹ Lê Đình Thơ. Ảnh chụp trong ngõ nhà hôm 19-2-2014.


Người cùng đi với chúng tôi, anh Đăng Cao Thắng, nói: "Không thể tìm thấy bất cứ một nét không buồn nào trên gương mặt ông Phạm Gia My". Ông My là bố liệt sỹ Phạm Gia Thiều, Trung Đông, Trực Ninh, Nam Định, ông có hai người con trai, 3 người con gái, nhưng cả hai người con trai đều chết trẻ, một người mất vì bệnh.


Lê Hữu Thảo lần giở thư từ của liệt sỹ Nguyễn Văn Phương - nời mà đêm trước trận hải chiến Gạc Ma gần như thức trắng đêm tâm sự cùng Thảo. Người ngồi cạnh là ông Nguyễn Văn Mạo, 75 tuổi, bố liệt sỹ Phương.


Nguyễn Văn Phương có thể đã không nằm trong danh sách liệt sỹ Gạc Ma nếu không có vụ đổi tiền năm 1985. Phương khi ấy, trúng tuyển vào trường sĩ quan Lục Quân. Giấy nhập học yêu cầu ngày 10-9-1985 phải có mặt tại trường, anh chưa đi thì đổi tiền (13-9-1985) nên cả tuần sau đó, không nhận được tiền mặt để mua vé xe. Sau đó ít lâu, Phương gia nhập lực lượng Hải quân.


Một cựu binh khác, ông Nguyễn Xuân Cứ, bố của liệt sỹ Nguyễn Thanh Hải, Chính Mỹ, Thủy Nguyên, Hải Phòng. Khi Hải mất hai bố con đang ở cùng đơn vị. 


Liệt sỹ Nguyễn Thanh Hải (Hải Phòng). 


Ông Đoàn Tuấn Nghĩa, 73 tuổi, bố liệt sỹ Đoàn Đắc Hoạch, quận Lê Chân, Hải Phòng.












Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét